Trọn bộ về công năng cổng trục
Cổng trục là một loại cần trục kiểu cầu, có dầm cầu đặt trên các chân cổng với các bánh xe di chuyển trên ray đặt ở dưới đất.
Theo công dụng có thể phân thành cổng trục có công dụng chung hay còn gọi là cổng trục dùng để xếp dỡ, cổng trục dùng để lắp ráp trong xây dựng và cổng trục chuyên dùng.
Bạn tìm hiểu thêm: http://216inde.com/blogs/news/huong-dan-lua-chon-lap-dat-cong-truc-hay-cau-truc
Trọn bộ về công năng cổng trục:
Thông số kỹ thuật cổng trục
Cổng trục có công dụng chung có tải trọng nâng 1t – 20t khẩu độ dầm cầu 10 – 40 m, chiều cao nâng 3 -24 m. Cổng trục dùng để lắp ráp trong xây dựng có tải trọng nâng 50 -400 t, khẩu độ dầm đến 80 m và chiều cao nâng đến 30 m. Cổng trục dùng để lắp ráp có tốc độ nâng, di chuyển xe con và di chuyển cổng trục nhỏ hơn so với cổng trục có công dụng chung. Đặc biệt nó có tốc độ chậm dùng khi lắp ghép: nâng hạ vật 0,05 – 0,1 m/ph và di chuyển xe con, cổng trục 0,1 m/ph.
Công dụng của cổng trục
Cổng trục có công dụng chung dùng để bốc dỡ, vận chuyển hàng thể khối, vật liệu rời trong các kho bãi, bến cảng hoặc nhà ga đường sắt. Cổng trục dùng để lắp ráp được dùng trong lắp ráp thiết bị trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong các công trình năng lượng và lắp ghép các công trình giao thông. Thiết bị mang vật của cổng trục thường là móc treo, gầu ngoạm hoặc nam châm điện. Cổng trục chuyên dùng thường được sử dụng để phục vụ trong nhà máy thủy điện.
Trong kết cấu thép có loại cổng trục không có côngxôn, cổng trục có một đầu côngxôn, cổng trục có hai đầu côngxôn. Kết cấu dầm cầu và chân cổng cũng rất đa dạng. Dầm cầu có thể được chế tạo dưới dạng dầm hộp hàn, dầm ống, dầm dàn không gian và có thể là một dầm hoặc hai dầm. Ray di chuyển xe con trên dầm cầu có thể đặt ở phía trên hoặc treo ở phía dưới dầm. Chân cổng thường có một chân “cứng” (có kết cấu hộp hoặc dàn không gian và liên kết cứng với dầm cầu) và một chân “mềm” (có kết cấu ống hoặc dàn phẳng và liên kết khớp với dầm cầu). Chân mềm có liên kết khớp với dầm cầu để đảm bảo cho kết cấu là một hệ tĩnh định, nó có thể lắc quanh trục thẳng đứng đến 5o để bù trừ các sai lệch của kết cấu và đường ray do chế tạo và lắp đặt và ảnh hưởng của biến dạng do nhiệt độ. Như vậy chân mềm của cổng trục có tác dụng giảm ma sát thành bánh xe với đường ray, giảm tải trọng xô lệch và tránh khả năng kẹt bánh xe di chuyển trên ray. Các cổng trục có khẩu độ dầm dưới 25 m có thể chế tạo cả hai chân cổng có liên kết cứng với dầm và như vậy giảm nhẹ công chế tạo và lắp dựng cổng trục. Đối với cổng trục hạng nặng có tải trọng nâng lớn trên 100 t, đường ray di chuyển cổng trục thường là hai ray cho mỗi chân cổng và các cụm bánh xe di chuyển cổng trục được đặt trên cầu cân bằng để đảm bảo cho chúng có lực nén bánh đều nhau. Cổng trục loại này thường được trang bị them cơ cấu nâng phụ chạy dọc theo ray treo ở phía dưới dầm cầu.
Xe con cuả cổng trục có thể là một palăng điện hoặc tời treo chạy trên ray treo và có thể là một xe con giống như trong cầu trục. Cơ cấu nâng và cơ cấu di chuyển xe con có thể được đặt trên kết cấu thép của cổng trục.
Xin hãy theo dõi các bài viết khác về cổng trục và thiết bị nâng ở hồi sau nhé các bạn!
Hãy liên hệ với chúng tôi Cầu trục 216 để được hỗ trợ tốt nhất.
>>> Xem thêm http://216inde.com/collections/cong-truc
CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP 216
Sale 1: 0965 118 236
Sale 2: 0964 549 138
Website: 216inde.com
Email: 216inde@gmail.com
Bình luận